Danh mục

Thống kê

  • Đang truy cập: 5
  • Khách viếng thăm: 4
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 1205
  • Tháng hiện tại: 59207
  • Tổng lượt truy cập: 5304570

Thuyết âm dương, ngũ hành – trong môn phái Bằng Long Hải

Đăng lúc: Chủ nhật - 28/12/2014 16:34 - Người đăng bài viết: em yêu võ thuật
Thuyết âm dương, ngũ hành – trong môn phái Bằng Long Hải
  • Thuyết Âm dương, ngũ hành có từ hàng ngàn năm trước, là những học thuyết quan trọng trong triết học đông phương. Qua hàng ngàn năm, học thuyết này đã được phổ biến rộng rãi và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người dân phương đông: việc giải thích mọi sự vật, mọi hiện tượng từ khi hình thành, vận động, phát triễn cho đến khi suy tàn kết (tương ứng với sinh lão bệnh tử); thuyết âm dương ngũ hành còn được áp dụng để giải thích các hiện tượng tự nhiên, các hiện tượng xã hội, được ứng dụng trong binh pháp, trong xây dựng, phong thủy, y học, kinh doanh,…,v.v, bao gồm cả vật chất (duy vật) lẫn phi vật chất (duy tâm, thuộc tính, siêu hình). Đặc biệt, võ học cũng ứng dụng thuyết âm dương và ngũ hành một cách sâu sắc và hiệu quả.  


Các thế đại đao trong môn phái Bằng Long Hải
 
  • "Âm", "dương" xuất phát từ kinh dịch dùng để giải thích về thuộc tính đối lập trong hệ thống nhất, sự vận động và phát triển của mọi sự vật hiện tượng bao gồm từ các hệ lớn như thái dương hệ, mặt trăng mặt trời cho đến các hệ nhỏ bé như việc sinh sôi, nẩy nở của các loại côn trùng kiến gián. Thuyết âm dương được tóm tắt ngắn gọn như sau: “Hư vô sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, từ đó mà sinh ra vạn vật muôn loài”.
 
 
  • Hư vô nghĩa là “không”, không có gì cả, trống rỗng.
  • Thái cực là có, là một hệ thống nhất.
  • Lưỡng nghi là hai thuộc tính đối lập của một thái cực: âm – dương, nhu – cương, mềm – cứng…
  • Tứ tượng là bốn hướng: Đông Tây Nam Bắc, hay bốn mùa: Xuân Hạ Thu Đông…
  • Bát quái là tám phương…
Vì thế câu trên có thể viết lại theo từ thuần Việt như sau: “Từ Không thành Có, từ Có sanh Âm Dương, Âm Dương sanh Bốn Hướng, Bốn Hướng Sanh Tám Phương, Tám Phương biến hóa vô tận”. Có thể hiểu cụ thể thuyết âm dương như sau: trong một hệ đều có âm và dương, âm và dương là hai thuộc tính đối lập nhau, vừa tiêu diệt nhau nhưng lại vừa hổ trợ nhau và chuyển hóa cho nhau, chính sự chuyển hóa này mà làm cho thế giới trở nên muôn hình muôn vẻ, vận động không ngừng.

 
  • Thuyết ngũ hành là một thuyết duy vật cổ đại, cho rằng tất cả mọi vật trên vũ trụ đều hình thành từ năm nguyên tố cơ bản: Kim (kim loại), mộc (cỏ cây), thủy (nước), hỏa (lửa), thổ (đất). Nếu tinh thần cơ bản của thuyết âm dương là sự chuyển hóa lẫn nhau, thì tinh thần cơ bản của thuyết ngũ hành bao gồm: ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc, ngũ hành chế hóa lẫn nhau.
 
  • Mọi sự vật trên vũ trụ đều được cấu tạo bởi thuộc tính và hình thể, thuộc tính và hình thể là hai phạm trù khác nhau, đối lập nhau (lưỡng nghi). Thuộc tính thì tuân theo thuyết âm dương, trong khi hình thể thì tuân theo thuyết ngũ hành. Đó cũng chính là sự đối lập và thống nhất trong một thái cực vậy.
 
 
  • Điều thú vị là mỗi hình thể lại có thuộc tính của nó, ví dụ, “Kim” hình thể là một trong ngũ hành, nhưng thuộc tính là cứng, cứng nên thuộc dương. Vì thế ngũ hành và tứ tượng lại có sự quan hệ mật thiết với nhau. Ví dụ, như tứ thánh thú (Thanh Long – Rồng xanh, Chu Tước – Chim màu đỏ, Bạch Hổ - cọp màu trắng, Huyền Vũ – Rắn quấn quanh rùa) trong triết học trung hoa đặc trưng cho tứ tượng, trấn áp ở bốn hướng (tương ứng Đông, Nam, Tây, Bắc). Vì thế, nếu Hoàng lân được chọn ở trung tâm thì tứ tượng lại hóa ra ngũ hành. Hay Xuân Hạ Thu Đông là tứ tượng, nếu chọn thêm các tháng giao mùa thì tứ tượng cũng lại trở thành ngũ hành.
 
  • Trong võ học rất chú trọng đến thuyết âm dương - ngũ hành, tùy theo mức độ cảm nhận và vận dụng học thuyết này mà thành công hay không? Đạt hay chưa đạt? người cảm nhận sâu sắc sẽ có sự biến hóa không lường trong chiêu thức, sự tiến thoái thích hợp, công thủ toàn diện, mà từ đó có thể thắng được đối thủ dễ dàng. Chúng ta sẽ thảo luận một vài luận điểm cơ bản như sau:
 
  • Trong luyện tập, các bộ phận trong cơ thể được chia ra làm hai phần “âm” và “dương”. Những bộ phận có thuộc tính âm như: những phần lõm, trủng sâu, lòng bàn tay, cơ bắp, thớ thịt; các bộ phận này phải được tập luyện theo yêu cầu nhất định, phải tập luyện theo thuộc tính dẻo, dai. Vì “nhu” khắc “cương” nên khi đối phương dùng các các bộ phận cứng rắn (kể cả một số binh khí) tấn công, ta có thể dùng các phần âm (nhu) để hóa giải.


Hình minh họa
Dùng nhu hóa giải cương- lấy mềm hóa giải cứng, lấy ngắn hóa giải dài
 
  • Ngược lại những phần ngửa lên như mu bàn tay, cánh chõ, đầu gói, đầu, đầu ngón tay là những phân dương. Chúng được rèn luyện theo thuộc tính cứng rắn dùng để công phá đối phương, thậm chí công phá được cả các binh khí mà đối phương đang sử dụng. Đó là “nhu” khắc “cương”, đôi khi “cương” thắng “nhu” tùy thuộc vào đạo hạnh của người tập luyện.
 

Hình minh họa
Dùng cương hóa giải nhu – lấy cứng hóa giải mềm
 
  • Các kỹ năng của người luyện tập cũng được chia theo năm loại, tương ứng với các tố chất cơ bản để sinh ra các đòn thế, công thủ toàn diện. Người được xem như là thái cực, lưỡng nghi là thủ và công, tứ tượng bao gồm: Thân pháp, quyền cước pháp, nhãn pháp, tấn pháp. Nếu xem tâm pháp làm trung tâm thì ta cũng có ngũ hành. Từ lưỡng nghi và tứ tượng (hay ngũ hành) chúng cũng biến hóa thành muôn ngàn chiêu thức: xỉa móc, bắt, bẻ, khóa, chộp, đấm, ký, chỏ, gối, đá, chọc, chặt chém, phang đập, vồ vuốt, bấu, cấu, xé, …,v.v; nhiều như rừng rậm không kể hết.
 
  • Một ví dụ sau cho thấy rõ hơn tính vận dụng âm dương ngũ hành trong võ học:
 
  • Thủ pháp là một bộ tĩnh khắc động (thuộc âm nhu, nhưng không phải là sự thụ động hoàn toàn, vì trong nhu có cương) mà khi thủ ta dùng nhãn pháp và tâm pháp (trong ngũ hành, thuộc thái dương) để theo dõi động tác của đối phương, cảm giác cự ly, phán đoán đòn thế của đối phương; đó cũng là trong “âm” có “dương” hay trong “tĩnh” có “động”.
 
 
Hình minh họa
Thủ pháp là một bộ tĩnh bao gồm: tấn pháp, tâm pháp, nhãn pháp; tấn pháp là bộ tĩnh chí nhu tạo hình dáng bên ngoài, tâm pháp và nhãn pháp cảm giác cự ly và đòn thế của đối phương thuộc tính động, vì thế ta nói trong âm có dương.


 
  • Khi thời cơ thích hợp (cơ hội) thì dùng “bộ pháp” kết hợp với sự nhanh nhẹn để tiến tới (lúc này dương thịnh âm suy, thuộc thiếu dương), cuối dùng là dùng “quyền cước pháp” (thuộc cương, thái dương) để hạ đối phương. Nếu đối phương hóa giải được chiêu thức của ta, và tấn công lại thì ta có thể dùng thân pháp, kết hợp với sự khéo léo để hóa giải (thuộc thiếu âm, lúc này âm thịnh dương suy).
 

Bộ pháp kết hợp với sự nhanh nhẹn để tấn công (HLV bên trái) – lấy nhu hóa giải cương (HLV bên trái)
 
  • Cuối cùng, ta có thể trở về thủ pháp (thuộc nhu) mà vẫn giữ an toàn cho cơ thể, vẫn không mất thế chủ động, thượng phong. Mỗi một vòng công thủ như thế từ âm sang dương từ dương trở về âm chuyển hóa không ngừng, và sử dụng các đòn thế, chiêu thức một cách linh hoạt.
 
  • Ngũ hành trong môn phái Bằng Long Hải
 
  • Tấn pháp là chí nhu (thụ động hoàn toàn, thuộc hành thủy) bao gồm 12 tấn cơ bản (xem chương sau) và các tấn nâng cao (bát quái tay long,…).
  •  
  •  Nhãn pháp đại diện các kỹ năng: Nhãn pháp, nhĩ pháp và tất cả giác quan có thể cảm nhận được đối phương (sinh dương cực, thuộc hành mộc).
  •  
  • Quyền cước pháp đại diện các kỹ năng tấn công: quyền pháp, cước pháp, răng pháp (chủ động hoàn toàn, thuộc hành hỏa).
  •  
  • Thân pháp đại diện cho thủ pháp (ba thủ pháp cơ bản) và bộ pháp (tiến, lùi, nhào lộn, xoay vòng…,sinh âm cực, thuộc hành kim).
  •  
  • Tâm pháp bao gồm các kỹ năng tâm trí pháp, tâm lý, tinh thần thi đấu (thuộc trung dung, hành thổ).
  •  
  • Các ngũ hành tương ứng được chú ý luyện tập trong môn phái Bằng Long Hải
 
Ngũ hành Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim
Đấu pháp Tấn pháp Nhãn pháp Quyền, cước pháp Tâm pháp Thân pháp
Tập luyện Dẻo Nhanh Mạnh,
Cứng
Bền Khéo léo
Kết hợp Thủ Tiến Công Quan sát Thoái
Màu đai Đen Xanh Đỏ vàng Trắng
Ngũ tạng Thận Gan Tim Tỳ Phổi
 
  • Chính sự biến hóa này làm cho võ học vô cùng phong phú, rộng lớn mênh mông; từ cổ tới nay, chưa có một ai biết hết về võ thuật được. Ta càng học hỏi, nghiên cứu thì sẽ thấy võ học là vô bờ bến, không thấy tận cùng của đích, nhưng ta vẫn phải học tập.
  •  
Kết hợp các kiến thức trên với việc vận dụng khí lực, dắt sâu vào lục phủ ngũ tạng vận chuyển lên nảo bộ và ém xuống đan điền, chia khí lực vận toàn thân, hệ thần kinh tọa mới tỉnh táo, sự di chuyển mới linh hoạt, kình lực phát ra sẽ được mạnh.
 

Tác giả bài viết: admin
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
nơi dạy võ cổ truyền quận tân bình.quân tân phu

nơi dạy võ cổ truyền quận tân bình.quân tân phu

Lứa tuổi thanh thiếu niên, các em đang trong giai đoạn thay đổi về tâm sinh lý nên vô cùng nhạy cảm rất dễ rơi vào khủng hoảng và cám dỗ trước thói hư tật xấu của xã hội như: game, nhậu nhẹt, đánh...

Học Võ có tốt cho sức khoẻ không

Học Võ có tốt cho sức khoẻ không

Clb Võ Thuật Bằng Long Hải Phone; 098.651.2303__0937.620.682 Website; dangkyhocvo.com Mail; dangkyhocvo@gmail. com

Tân phú học võ ở đâu

Tân phú học võ ở đâu

Cánh chim non của làng võ cổ truyền Tân Phú

Cánh chim non của làng võ cổ truyền Tân Phú

clb võ thuật dành cho người lớn

clb võ thuật dành cho người lớn

Giới thiệu chung

HỌC VÕ CỔ TRUYỀN TPHCM

  Câu Lạc Bộ Võ Thuật Bằng Long Hải    Tel: 0986512303 - 0937620682  http://dangkyhocvo.com http://vothuatbanglonghai.net https://www.facebook.com/clb vo thuat.92facebook.com Bạn đã có đủ sức khỏe để học tập, làm việc, vui chơi? Bạn có đủ mạnh để tự bảo vệ được mình và...

Bằng Long Linh
0986 512 303
Tư Vấn& Đăng Ký
0937 620 682