Phóng to ảnh (Bấm xem)

kiếm loại tốt

Đăng ngày 05-06-2015 11:52:55 PM - 3200 Lượt xem Mã sản phẩm: kiếm L1

Giá: ~986 512 303 / 1 cây

kiếm loại tốt dành cha các vdv của đội tuyển chất liệu ;nhôm tốt, có vỏ gổ

Địa điểm bán : N/A

Đánh giá : 0 điểm 1 2 3 4 5

Chia sẻ :
Đặt hàng :   Đặt hàng
Kiếm hay gươm là một loại vũ khí lạnh cấu tạo từ một thanh kim loại dài được mài bén dùng để đâm, chém trong tác chiến. Dài hơn dao, hẹp, nhẹ và mỏng hơn đao, kiếm được sử dụng trong nhiều cuộc chiến trên khắp thế giới từ thời thượng cổ cho tới thế chiến II.

Sau phát minh của súng, kiếm dần dần mất hiệu lực trong chiến trường nhưng vẫn được dùng làm biểu tượng của gia tộc, quốc gia, quân đội (thí dụ điển hình là sĩ quan kỵ binh trong Nội chiến Mỹ thường dùng kiếm đi trước để chỉ huy binh lính có súng theo sau).

6d1fae9e5fkiem.jpg Kiếm

Một số kiếm hiện diện trong các huyền thoại, truyền thuyết như thanh kiếm Thuận thiên của Lê Lợi, thanh Kusanagi của Jimmu Tenno (thần thoại Nhật Bản), và Excalibur của vua Arthur (Anh Quốc).

Kiếm cũng được dùng để thi đấu như một môn thể thao.

Cấu tạo của kiếm khá đơn giản – một thanh kim loại dài, có một hoặc hai cạnh sắc, chuôi bằng kim loại hoặc gỗ, phần lớn có quai bảo vệ cho bàn tay của kiếm sĩ.
Phân loại
Có nhiều loại kiếm, như kiếm 3 cạnh, liễu diệp kiếm (loại kiếm rất mỏng, nhẹ và dẻo dai, có thể cuốn tròn quanh người), kiếm lưỡi tròn, kiếm 2 lưỡi còn gọi là kiếm lá, kiếm 1 lưỡi (thường gọi là đao) v.v.

Mỗi dân tộc lại có một hoặc vài kiểu kiếm khác nhau: kiếm Claymore của Scotland, kiếm Katana, Tachi của Nhật Bản v.v., theo đó cách sử dụng kiếm cũng khác nhau.
Trung Quốc
Trung Quốc có một nền võ thuật lâu đời và vững mạnh, kiếm pháp cũng không nằm ngoài quy luật này. Kiếm Trung Quốc có từ thời cổ đại khi con người tìm ra đồng và sắt. Trải qua suốt 6000 năm lịch sử, kiếm Trung Quốc dần hoàn thiện và đa dạng hơn, đặc điểm chung là cấu tạo bởi một thanh kim loại (thường là thép) dài, sắc hai lưỡi, nhọn ở đầu. Thời Cổ Trung đại, Kiếm là loại vũ khí được trang bị khi chiến đấu và phòng thân. Qua mỗi thời kì, kiếm Trung Quốc có những nét đặc trưng riêng. Kiếm thời nhà Minh lưu truyền đến nay, sử dụng trong luyện tập võ thuật và làm lễ trong Đạo Giáo. Từ thời Tống, Trung Quốc xuất hiện nhiều môn phái sử dụng kiếm như: Toàn Chân Giáo, Võ Đang, Nga My, Ngũ Nhạc Kiếm Phái, môn sinh Thiếu Lâm cũng được luyện tập kiếm pháp.

Kiếm Trung Quốc là một vũ khí thanh mảnh, sử dụng một tay một kiếm (đơn kiếm), hai tay hai kiếm (song kiếm). Loại to, nặng nhưng gọi là trọng kiếm không sắc bằng kiếm thường, sát thương chủ yếu bằng sức nặng để cắt.
Thời Xuân Thu
Nước Ngô có hai thanh kiếm Can Tương và Mạc Gia nổi tiếng chặt đá, do hai vợ chồng Can Tương và Mạc Gia đúc nên, được liệt vào hàng danh kiếm.

Cùng học một thầy với hai vợ chồng Can Tương, Mạc Giả có Âu Giả Tử nước Việt, đúc được 5 thanh kiếm, được vua nước Việt dâng cho vua Ngô Thọ Mộng 3 thanh:

Ngư trường là lưỡi gươm trủy thủ mà Chuyên Chư đâm Vương Liêu
Bản sinh được vua Ngô Hạp Lư chôn theo con gái Thắng Ngọc
Trạm lư bỏ vua Ngô xuất hiện tại phòng vua Sở Chiêu vương
Nhật Bản
Đặc trưng là Katana hay còn gọi là Kiếm Nhật, là vũ khí đặc trưng của người Nhật Bản. Kiếm Nhật là một loài trường kiếm, có lưỡi dài và cán dài, cán kiếm thường được cầm bằng hai tay khi chiến đấu. Kiếm chỉ có một lưỡi, sắc bén, có sức sát thương cao. Kiếm thường được đeo ở thắt lưng và mũi kiếm xoay lên trên.

Theo một số nhà khoa học, sở dĩ kiếm katana đạt được độ cứng và bền là vì khi luyện kiếm, các nghệ nhân thường cho thêm oxít titan vào trong hợp kim. Điều này làm cho kiếm có độ sắc bén nhất, ngoài ra còn giúp chống oxy hóa, khiến cho thanh kiếm luôn sáng bóng.
Việt Nam
Thời cổ đại, lưỡi kiếm Việt Nam dài và thẳng, rộng bản, có 2 cạnh sắc, dùng để chém lẫn đâm. Về hình dạng, kiếm Đông Sơn tương tự như kiếm tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản. Hoa văn trang trí trên chuôi và đốc kiếm rất đa dạng, có thể là hình chiến binh, hình người đàn bà hay các con vật như gà, voi… Những kiếm mang tính chất nghi lễ của người tầng lớp trên có thể gắn cả nhạc, chuông.

Thời Trung, Cận đại, người Việt sử dụng cả kiếm thẳng 2 cạnh sắc, chuôi cầm 1 tay như của Trung Quốc lẫn loại trường kiếm lưỡi cong, 1 cạnh sắc, chuôi dài và phải cầm cả 2 tay (vẫn thường được biết đến là đao), mang ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Khơ me, Chămpa. Ngày nay, loại trường đao cong này vẫn có thể nhìn thấy trên những bức tượng võ sĩ ở các lăng tẩm của giới quý tộc thời Lê, Mạc, Trịnh ở Thanh Hóa, Bắc Giang, trong bảo tàng Lịch sử quân sự Hà Nội (kiếm Tây Sơn) hay trong các lễ hội dân gian như hội đền Đô, Bắc Ninh. Một số lượng lớn đao kiếm cổ hiện nay đang nằm trong các bộ sưu tập tư nhân.

Về danh kiếm thì Việt Nam nổi lên có thanh Thuận Thiên kiếm của Lê Lợi, gắn với sự tích trả gươm và rùa thần Kim Quy


Sản phẩm này không có hình ảnh khác
Số ký tự được gõ là 250

Sản phẩm cùng loại

 
nơi dạy võ cổ truyền quận tân bình.quân tân phu

nơi dạy võ cổ truyền quận tân bình.quân tân phu

Lứa tuổi thanh thiếu niên, các em đang trong giai đoạn thay đổi về tâm sinh lý nên vô cùng nhạy cảm rất dễ rơi vào khủng hoảng và cám dỗ trước thói hư tật xấu của xã hội như: game, nhậu nhẹt, đánh...

Học Võ có tốt cho sức khoẻ không

Học Võ có tốt cho sức khoẻ không

Clb Võ Thuật Bằng Long Hải Phone; 098.651.2303__0937.620.682 Website; dangkyhocvo.com Mail; dangkyhocvo@gmail. com

Tân phú học võ ở đâu

Tân phú học võ ở đâu

Cánh chim non của làng võ cổ truyền Tân Phú

Cánh chim non của làng võ cổ truyền Tân Phú

clb võ thuật dành cho người lớn

clb võ thuật dành cho người lớn

Bằng Long Linh
0986 512 303
Tư Vấn& Đăng Ký
0937 620 682