QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam –––––––––––––– BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 ban hành Luật quy định về quyền lập hội; Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Xét đề nghị của Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam và của Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đã được Đại hội nhiệm kỳ III (2007-2011) thông qua ngày 26 tháng 01 năm 2007. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI) Điều 1. Tên gọi, biểu trưng 1. Tên tiếng Việt: “Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam” 2. Tên giao dịch quốc tế: Vietnam traditional martialart federation (VTMF) 3. Biểu trưng: đao, kiếm và quyển sách (văn, võ song toàn)
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam là tổ chức - xã hội nghề nghiệp tập hợp các Hội, Câu lạc bộ, Võ đường, Môn phái võ cổ truyền và những người tự nguyện hoạt động võ thuật vì sự phát triển của võ thuật cổ truyền Việt Nam. Mục đích của Liên đoàn: khôi phục, bảo lưu và phát triển võ thuật cổ truyền; Tuyên truyền, động viên quần chúng tham gia tập luyện võ thuật, hướng dẫn quần chúng tập luyện, thi đấu và biểu diễn võ thuật để rèn luyện sức khoẻ, góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều 3. Lĩnh vực và phạm vi hoạt động Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Thể dục, Thể thao - dưỡng sinh - võ thuật, trong phạm vi nước Việt Nam, là bộ phận của phong trào Olympic Việt Nam và được gia nhập làm tổ chức thành viên của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Quốc tế và khu vực. Điều 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động 1. Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tập trung dân chủ, tự quản, tự trang trải chi phí, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động. 2. Liên đoàn là bộ phận của phong trào Olympic Việt Nam; hoạt động theo pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chịu sự quản lý nhà nước về Thể dục thể thao của Uỷ ban Thể dục thể thao. Điều 5. Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản Liên đoàn có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản riêng. Điều 6. Trụ sở Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam có trụ sở đặt tại Hà Nội. Chương II NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA LIÊN ĐOÀN Điều 7. Nhiệm vụ 1. Tuyên truyền đường lối, quan điểm công tác Thể dục thể thao của Đảng và Nhà nước; lợi ích tác dụng của tập luyện Thể dục thể thao nói chung, tập võ thuật nói riêng đối với sức khoẻ và giáo dục phẩm chất đạo đức, tinh thần thượng võ cho người tập. 2. Kiến nghị và đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề: a) Chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp nhằm phát triển võ thuật cổ truyền; b) Xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài. 3. Sưu tầm, phục hồi, nâng cao nhằm bảo tồn và phát huy di sản võ thuật cổ truyền. 4. Hướng dẫn về tổ chức, quản lý phong trào tập luyện và thi đấu, biểu diễn võ thuật cổ truyền theo qui chế quản lý do nhà nước ban hành. 5. Phát triển các tổ chức thành viên, khuyến khích giúp đỡ và chỉ đạo các tổ chức võ thuật cổ truyền ở địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ. 6. Trực tiếp tổ chức các hoạt động thi đấu, biểu diễn cấp quốc gia, quốc tế theo quy định của pháp luật. 7. Phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước tổ chức nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ theo hướng xây dựng nền võ thuật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn những đặc trưng cơ bản của võ thuật Việt Nam. 8. Xây dựng và triển khai kế hoạch hợp tác quốc tế về võ thuật cổ truyền sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 9. Huy động các nguồn lực của xã hội tổ chức các hình thức dịch vụ tạo nguồn kinh phí cho Liên đoàn hoạt động. 10. Bảo vệ nguồn lợi chính đáng của các tổ chức thành viên, hội viên trong Liên đoàn. 11. Phong cấp, giáng cấp, khen thưởng và kỷ luật đối với võ sư, huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên theo quy định của pháp luật. Điều 8. Quyền hạn 1. Tuyên truyền mục đích của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam. 2. Đại diện cho tổ chức thành viên, hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam . 3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Liên đoàn và các tổ chức thành viên, hội viên. 4. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các tổ chức thành viên, hội viên vì lợi ích chung của Liên đoàn; hoà giải tranh chấp trong nội bộ Liên đoàn. 5. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho tổ chức thành viên, hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật. 6. Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Liên đoàn theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân. 7. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Liên đoàn theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam và lĩnh vực hoạt động của Liên đoàn. 8. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Liên đoàn. 9. Được gây quỹ Liên đoàn trên cơ sở hội phí của tổ chức thành viên, hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động. 10. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 11. Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam được tham gia làm tổ chức thành viên của các Liên đoàn quốc tế và khu vực; ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế theo quy định tại Nghị định số 20/2002/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2002 về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chương III TỔ CHỨC THÀNH VIÊN VÀ HỘI VIÊN Điều 9. Tiêu chuẩn tổ chức thành viên và hội viên 1. Tổ chức thành viên Hội võ thuật cổ truyền các tỉnh, thành phố thuộc trung ương và các tổ chức khác thừa nhận và chấp hành điều lệ của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam, đóng niên liễm đầy đủ đều được công nhận là tổ chức thành viên của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam. Việc thành lập Hội võ thuật cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi hội, Câu lạc bộ, võ đường theo quy định của pháp luật. 2. Hội viên Công dân Việt Nam bao gồm cả công dân đang học tập, công tác, sinh sống tại nước ngoài tán thành điều lệ của Liên đoàn, tự nguyện gia nhập Liên đoàn, đóng hội phí, niên liễm, tham gia sinh hoạt tại một tổ chức võ thuật cổ truyền Việt Nam đều có thể trở thành hội viên. Những người có công đóng góp lớn cho Liên đoàn nhưng không có điều kiện tham gia sinh hoạt thì có thể được kết nạp là hội viên danh dự. Điều 10. Quyền của tổ chức thành viên và hội viên 1. Tổ chức thành viên a) Đề xuất, thảo luận về chủ trương, kế hoạch hoạt động của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam; b) Có quyền giới thiệu đại diện tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc và danh sách đề cử, ứng cử vào Ban chấp hành Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam; c) Giám sát hoạt động của Ban chấp hành Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam; d) Được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam bảo vệ quyền lợi chính đáng có liên quan đến võ thuật cổ truyền. 2. Hội viên a) Được tham gia ý kiến, bầu và biểu quyết các công việc của Liên đoàn; b) Hội viên từ 18 tuổi trở lên có quyền đề cử, ứng cử, bầu cử Ban chấp hành Liên đoàn; c) Được sử dụng các phương tiện tập luyện của Liên đoàn; d) Được tham gia các lớp học tập các cuộc hội thảo, các khóa huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng do Liên đoàn tổ chức; e) Được hướng dẫn các phương pháp tập luyện, các hiểu biết về kỹ thuật, kỹ năng, vệ sinh tập luyện và kiểm tra sức khỏe; g) Được giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tập luyện, huấn luyện, phát triển tài năng; h) Được tham gia các đoàn đại biểu của Liên đoàn dự họp, hội thảo, thi đấu và biểu diễn ở nước ngoài khi có yêu cầu và có đủ điều kiện; i) Được cấp thẻ hội viên. Điều 11. Nghĩa vụ của Tổ chức thành viên và Hội viên 1. Tổ chức thành viên a) Nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ, nghị quyết, các qui định và qui chế của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam; b) Tích cực đóng góp vào sự phát triển của võ thuật cổ truyền Việt Nam; c) Đóng niên liễm đầy đủ. 2. Hội viên a) Phải hiểu rõ và nắm vững tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn và chấp hành tốt nghị quyết của Liên đoàn, hoàn thành các nhiệm vụ do Liên đoàn giao (thông qua tổ chức cấp trên trực tiếp); b) Phải tham gia hoạt động đều đặn và đóng lệ phí đầy đủ; c) Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, gương mẫu tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự, trị an xã hội; d) Vận động và giới thiệu người tham gia các tổ chức tập luyện võ thuật; e) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực tham gia xây dựng, củng cố sự đoàn kết nhất trí trong Liên đoàn. Điều 12. Thể thức xin gia nhập Liên đoàn, xin ra khỏi Liên đoàn 1. Đối với Tổ chức thành viên a) Thể thức xin gia nhập Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam gồm: - Đơn xin gia nhập Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam. - Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập. - Danh sách Ban chấp hành. - Điều lệ hoạt động. - Nộp lệ phí theo qui định; b) Các tổ chức thành viên muốn ra khỏi Liên đoàn phải có đơn gửi Ban chấp hành và Ban chấp hành sẽ xem xét và quyết định. 2. Đối với Hội viên a) Tổ chức các cấp (Hội ở cấp tỉnh và Chi hội ở cấp huyện) thuộc Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam có quyền kết nạp hội viên theo quy định của pháp luật. Những cá nhân muốn xin gia nhập Liên đoàn phải làm đơn và được cấp có thẩm quyền xác nhận, giới thiệu và phải đóng lệ phí; b) Các hội viên muốn ra khỏi Liên đoàn phải có đơn gửi Ban chấp hành và Ban chấp hành sẽ xem xét và quyết định. Chương IV CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA LIÊN ĐOÀN Điều 13. Tổ chức của Liên đoàn 1. Đại hội đại biểu toàn quốc. 2. Ban chấp hành. 3. Ban thường trực. 4. Ban kiểm tra 4. Văn phòng điều hành và các Ban chức năng. Điều 14. Đại hội đại biểu của Liên đoàn 1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn là Đại hội đại biểu toàn quốc, được tổ chức 4 năm 1 lần do Ban chấp hành triệu tập Đại hội. Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định; 2. Đại hội đại biểu toàn quốc bầu ra Ban chấp hành Liên đoàn. Số lượng Uỷ viên Ban chấp hành do đại hội quyết định. 3. Đại hội bất thường: Được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số uỷ viên Ban chấp hành yêu cầu. 4. Nội dung chính của đại hội: a) Kiểm điểm việc thực hiện hoạt động của Liên đoàn giữa 2 nhiệm kỳ và thống nhất phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tới; b) Bổ sung, sửa đổi Điều lệ (nếu có); c) Bầu Ban chấp hành Liên đoàn; d) Báo cáo tài chính của Liên đoàn. Điều 15. Cơ cấu tổ chức Liên đoàn và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan lãnh đạo Liên đoàn 1. Ban chấp hành Liên đoàn a) Hội nghị thường niên: Tuỳ vào tình hình hoạt động cụ thể, Liên đoàn có thể tổ chức hội nghị thường niên của Liên đoàn 1 năm 1 lần để tổng kết, đánh giá hoạt động của Liên đoàn trong năm và phương hướng hoạt động của năm tới. b) Quyền hạn của Ban chấp hành Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam: - Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết của đại hội đến các tổ chức thành viên Liên đoàn và kiểm tra giám sát việc thực hiện đó. - Giải quyết các công việc của Liên đoàn giữa 2 kỳ Đại hội. - Chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu của Liên đoàn. - Quyết định triệu tập hội nghị bất thường của Liên đoàn khi cần thiết; c) Nhiệm vụ của Ban chấp hành Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam là thực hiện nghị quyết của đại hội bao gồm: - Bầu thường trực Liên đoàn gồm: + Chủ tịch + Các Phó chủ tịch + Tổng thư ký + Các Phó tổng thư ký (nếu cần thiết) + Trưởng Ban kiểm tra. - Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước ban hành các qui chế chuyên môn, các quy định về công tác quản lý và các chế độ cho hoạt động võ thuật. - Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc chỉ đạo, xây dựng cơ sở vật chất của Liên đoàn. - Phối hợp với cơ quan tuyên truyền để tuyên truyền, cổ động các hoạt động của Liên đoàn. - Chỉ đạo tạo các nguồn thu và tổ chức các hoạt động dịch vụ của Liên đoàn. - Kiểm tra, đôn đốc các tổ chức thành viên, hội viên trong việc thực hiện nghị quyết của đại hội. 2. Ban thường trực Liên đoàn a) Ban thường trực gồm có: Chủ tịch, các phó chủ tịch, Tổng thư ký, phó tổng thư ký. Số lượng Ban thường trực do Ban chấp hành quyết định. Ban thường trực họp ít nhất 6 tháng 1 lần. b) Ban thường trực có quyền hạn và nhiệm vụ: - Thay mặt Ban chấp hành điều hành các công việc thường xuyên theo nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc và nghị quyết của BCH Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam giữa 2 kỳ họp. - Chuẩn bị nội dung kỳ họp của BCH và tổ chức các cuộc họp. - Triệu tập các hội nghị bất thường của BCH. - Quyết định thành lập các Ban và các tổ chức trực thuộc Liên đoàn. - Cử các Phó tổng thư ký (nếu cần thiết). - Quyết định tổ chức các Hội nghị, hội thảo khoa học. - Quyết định các công tác, chương trình hoạt động của tổ chức trực thuộc Ban chấp hành. 3. Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký của Liên đoàn. a) Chủ tịch Liên đoàn Chủ tịch Liên đoàn là người đại diện pháp nhân của Liên đoàn trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoạt động Liên đoàn, đại diện cho Liên đoàn trong những mối quan hệ với các tổ chức khác, chủ toạ các kỳ họp của Ban chấp hành và Ban thường trực, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của Đại hội và các quyết định của Ban chấp hành, chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành và toàn thể Hội viên về các hoạt động của Liên đoàn. b) Phó chủ tịch Liên đoàn Các Phó chủ tịch là người giúp việc cho Chủ tịch, được Chủ tịch phân công chịu trách nhiệm từng mặt công tác, Phó chủ tịch được thay mặt chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt và ủy quyền. c) Tổng thư ký - Tổng thư ký chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Liên đoàn, Chủ tịch và pháp luật về hoạt động của Liên đoàn. - Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội, ban chấp hành, thường trực Ban chấp hành về các mặt công tác của Liên đoàn. - Tổng thư ký là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Văn phòng, các Ban, các tổ chức trực thuộc. Chuẩn bị nội dung các kỳ sinh hoạt của Ban chấp hành và Ban thường trực, định kỳ báo cáo cho Ban thường trực và Ban chấp hành về các hoạt động của Liên đoàn. Lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban chấp hành. - Chịu trách nhiệm về công tác hành chính, kế hoạch, tổng hợp của Liên đoàn. Tổng thư ký được thay mặt Thường trực Ban chấp hành để giải quyết các công việc thường xuyên của liên đoàn, điều hành các công việc của văn phòng, ký văn bản do Chủ tịch Liên đoàn ủy nhiệm. d) Phó Tổng thư ký Liên đoàn Phó Tổng thư ký là người giúp việc cho Tổng thư ký, được Tổng thư ký phân công chịu trách nhiệm từng mặt công tác, Phó Tổng thư ký được thay mặt Tổng thư ký khi Tổng thư ký vắng mặt và ủy quyền. Điều 16. Ban kiểm tra Liên đoàn 1. Ban kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động có liên quan đến Liên đoàn của toàn thể các tổ chức thành viên, hội viên, kể cả các chức danh cao nhất của Liên đoàn. 2. Ban kiểm tra làm việc theo chế độ tập thể dưới sự lãnh đạo của Ban thường trực, kiểm tra tổ chức thành viên, hội viên khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn tổ chức thành viên và hội viên, trong việc thức hiện nhiệm vụ, chấp hành đường lối, nghị quyết, chỉ thị và điều lệ Liên đoàn; kiểm tra tài chính. Ban kiểm tra có quyền yêu cầu được cung cấp những tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra. 3. Ban kiểm tra xem xét giải quyết, kết luận những trường hợp tố cáo Liên đoàn, tổ chức thành viên và hội viên, những trường hợp vi phạm kỷ luật, đề nghị Ban lãnh đạo Liên đoàn ra quyết định có liên quan. Điều 17. Các Ban chuyên môn, các tổ chức trực thuộc Ban thường trực quyết định thành lập các ban chuyên môn và các tổ chức trực thuộc khác. Chương V TÀI SẢN, TÀI CHÍNH Điều 18. Các nguồn tài sản, tài chính 1. Tiền hội phí do các tổ chức thành viên, hội viên đóng góp (theo sự phân cấp hội viên). 2. Quà tặng, tài trợ của các cá nhân hoặc các tổ chức trong, ngoài nước theo quy định của pháp luật. 3. Tiền do hỗ trợ kinh phí của Nhà nước. 4. Thu nhập từ các dịch vụ tổ chức theo đúng quy định của Nhà nước. 5. Tiền do trích quỹ trong quá trình tổ chức làm dịch vụ kinh tế.
Điều 19. Quản lý, sử dụng tài sản, tài chính Tài chính của Liên đoàn được quản lý, sử dụng theo chế độ tài chính của pháp luật, nhằm mục đích phục vụ các hoạt động phát triển của Liên đoàn. Điều 20. Phương thức giải quyết tài sản, tài chính khi Liên đoàn giải thể 1. Tài sản, tài chính do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ; tài sản, tài chính do nhà nước hỗ trợ, mà Liên đoàn đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. 2. Đối với nguồn tài sản, tài chính tự có của Liên đoàn, mà Liên đoàn đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ sau khi Liên đoàn giải thể thì số tài sản, số dư tài chính còn lại được giao lại cho Nhà nước. Chương VI KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM Điều 21. Khen thưởng 1. Liên đoàn xét khen thưởng đối với các tổ chức thành viên và các hội viên có thành tích xuất sắc về hoạt động đóng góp cho Liên đoàn về những cống hiến phẩm chất, đạo đức, tinh thần trách nhiệm xây dựng Liên đoàn. 2. Các hình thức khen thưởng gồm: Tuyên dương, bằng khen, ghi sổ vàng danh dự . Điều 22. Xử lý vi phạm 1. Người nào vi phạm quyền thành lập Liên đoàn, lợi dụng danh nghĩa Liên đoàn để hoạt động trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Những tổ chức thành viên và hội viên vi phạm điều lệ Liên đoàn, làm phương hại đến uy tín, danh dự, đến sự thống nhất của Liên đoàn thì tùy theo mức độ sai phạm chịu các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách, cảnh cáo, tước quyền sinh hoạt có thời hạn, và khai trừ ra khỏi Liên đoàn. Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 23. Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam mới có quyền bổ sung, sửa đổi điều lệ. Điều 24. Hiệu lực thi hành Điều lệ này gồm 7 chương 24 điều đã được Đại hội Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam khoá III nhất trí thông qua ngày 26 tháng 01 năm 2007 tại Hà Nội. Điều lệ này có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ.
|
ban hành, quy chế, liên đoàn, cổ truyền, chủ tịch, căn cứ, nghị định, phủ quy, tổ chức, hoạt động, quản lý, sửa đổi, nội vụ, quyết định, ý kiến, thống nhất, thường trực, đề nghị, văn phòng, trưởng ban, kỹ thuật
Lứa tuổi thanh thiếu niên, các em đang trong giai đoạn thay đổi về tâm sinh lý nên vô cùng nhạy cảm rất dễ rơi vào khủng hoảng và cám dỗ trước thói hư tật xấu của xã hội như: game, nhậu nhẹt, đánh...
Lịch sử môn phái. Võ sư chưởng môn Phạm Văn Bằng Võ sư Phạm Văn Bằng sinh tại Thành phố Hải Phòng. Năm 1965 Anh đi sang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc học nghề góm sứ. Nhờ có cơ duyên may mắn, anh gặp được lão tiền bối là người thầy đang dạy ở một võ đường thuộc môn phái...
Ý kiến bạn đọc