Phóng to ảnh (Bấm xem)

siêu đao

Đăng ngày 05-06-2015 12:27:35 PM - 2960 Lượt xem Mã sản phẩm: siêu L2

Giá: ~1 100 000 / 1 cặp

siêu đao chất liệu nhôm chạm song long

Địa điểm bán : TOÀN QUỐC

Đánh giá : 0 điểm 1 2 3 4 5

Chia sẻ :
Đặt hàng :   Đặt hàng
 
Tác giả: Võ sư Trần Xuân Mẫn - Chủ tịch Hội Võ thuật cổ truyền tỉnh Quảng Nam
BÀI SIÊU ĐAO
CỦA CỐ VÕ SƯ HỒ PHƯỚC
 
                                                        * Võ sư Trần Xuân Mẫn
 
 
Theo sự tìm hiểu của tôi thì đến nay võ cổ truyền trên đất Quảng Nam còn giữ được một vài bài siêu đao cổ truyền nguyên gốc (racine) chưa từng bị người đời nay "sao chế".
Bài thứ nhất mang tên "Thanh Long Đao" của võ phái Hồ Tấn. Võ phái này được khai sáng bởi thầy Chánh Lơn, một danh sư Võ Ta Quảng Nam vào thời kỳ nửa sau thế kỷ thứ XIX. Truyền nhân của thầy Chánh Lơn là thầy Hồ Tấn Ba (con trai của thầy Chánh Lơn, người sáng lập võ đường Hồ Tấn tại thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam). Kế nghiệp thầy Hồ Tấn Ba là thầy Hồ Doãn (con trai của thầy Hồ Tấn Ba, vừa là giáo viên Anh văn vừa là thầy Võ và thầy thuốc nam trước năm 1975). Thầy Hồ Doãn có một người con trai độc nhất là Hồ Tấn Chí đã từng đạt huy chương đồng giải Võ cổ truyền toàn quốc năm 1989 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định với bài biểu diễn "Lăn khiên", nhưng đã qua đời do tai nạn giao thông cách nay hai mươi năm.
Hiện nay thầy Hồ Doãn đã qua khỏi ngưỡng tuổi "thất thập cổ lai hy" và cả hai mắt không còn thấy tường tận nữa. Rất may là còn một vài người học trò của thầy Doãn thi triển được bài Thanh Long Đao nguyên bổn, trong đó có Thái Viết Trung đang là Chủ nhiệm câu lạc bộ võ thuật "Hồ Tấn Phú Ninh" ở huyện Phú Ninh (một huyện mới tách ra từ thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).
Bài thứ hai cũng mang tên "Thanh Long Đao" của võ phái Hồ Công. Võ phái này hình thành từ đầu thế kỷ thứ XVII, khi tướng quân Hồ Công Sùng, Đô chỉ huy sứ thiêm sự vệ phù Nam đời Nhà Mạc, từ quan, dẫn ba người con trai từ Nghệ An vào khai hoang mở đất tại vùng rừng núi Châu Bí (xã Điện Tiến, huyện Điện bàn, tỉnh Quảng Nam ngày nay). Dòng võ tộc Hồ này truyền được nhiều đời, đến cuối thế kỷ thứ XIX có võ sĩ Hồ Hương là người nổi tiếng với tuyệt chiêu phi thân. Thời ấy, khi trong làng, xã có nhà bị cháy, ông tung người nhảy lên các mái nhà bên cạnh, dở tranh ném xuống đất để khỏi bị ngọn lửa cháy lan. Trong những trường hợp khẩn cấp, ông có thể "bốc" từng người ném lên các mái nhà để họ cùng dở tranh với ông. Người kế nghiệp võ sĩ Hồ Hương là võ sư Hồ Điệp, vừa là học trò vừa là cháu gọi ông Hồ Hương bằng bác ruột, đã đào tạo rất nhiều võ sĩ lừng danh trên các võ đài vào đầu thế kỷ XX, trong đó có hai anh em ruột là Hồ Cưu và Hồ Cập.
Từ năm 2001, khi võ sư Hồ Điệp qua đời, Hồ Công Vinh là con trai của võ sư Hồ Điệp, trở thành truyền nhân đời thứ 9 của võ phái Hồ Công. Anh đã đào tạo nhiều võ sĩ đạt huy chương tại các giải Vô địch võ cổ truyền tỉnh Quảng Nam và toàn quốc.
Bài thứ ba là bài "Siêu Ông" của võ sư Hồ Phước, nguyên Phó chủ tịch Liên đoàn Quyền thuật quân khu I (miền Nam, trước năm 1975). Võ sư Hồ Phước cũng là con cháu tộc Hồ ở Châu Bí và là học trò của võ sư Hồ Điệp nhưng qua đối chiếu với bài "Thanh Long Đao" mà Hồ Công Vinh còn "giữ" được thì bài Siêu Ông không phải là bài Thanh Long Đao. Như vậy, võ phái Hồ Công có hai bài siêu đao: Một là "Thanh Long Đao" và hai là "Siêu Ông".
Năm 1977, vào dịp đám cưới của em gái tôi kết hôn với cháu trai của võ sư Hồ Phước được tổ chức tại Hội An, thầy cuả tôi là võ sư Trương Chưởng đã gặp lại bạn cũ là võ sư Hồ Phước sau nhiều năm xa cách. Trong không khí thân tình, nhiều cảm xúc, thầy Hồ Phước ngỏ ý tặng võ đường Kỳ Sơn một bài siêu đao. Cuối năm 1977, thầy chưởng đã gởi tôi ra nhà người con gái của thầy Hồ Phước là một tiệm bán kính đeo mắt khá lớn ở đường Lý Thái Tổ, thành phố Đà Nẵng, để học bài siêu đao có tên là "Siêu Ông" với thầy Hồ Phước. Từ ấy đến nay đã gần 35 năm, hiện nay thầy Hồ Phước đã qua đời, tôi đã đi nhiều nơi, đến nhiều võ đường trong và ngoài tỉnh Quảng Nam nhưng không thấy ai dạy hoặc tập bài binh khí này.
Thiệu của bài Siêu Ông cũng có 8 câu, chữ Hán Việt, trùng khớp hoàn toàn với thiệu của nhiều bài siêu đao khác như "Thanh Long Đao", "Siêu Xung Thiên".
Xin giới thiệu những đường nét cơ bản của bài "Siêu Ông" theo từng câu thiệu như sau:
- "Xung thiên đề đao, phản, trảm, nghinh": Người tập cầm cán đao bằng một tay (tay phải) và múa đao vòng quanh thân, ngọn chỉ lên trời, rồi xuống tấn (biểu thị tư thế ngồi trên lưng ngựa), vuốt râu, tháo vỏ đao, chém vớt lên phía sau (phản), chém ngang về phía trước (trảm) rồi đưa đao lên đỡ (nghinh)
- "Lôi phong trá tẩu quỉ thần kinh": Loang đao tốc độ nhanh như sấm sét (lôi), gió bão (phong). Giả chạy ngược (trá tẩu) rồi quay lại đâm ngang yết hầu (làm quỉ thần cũng phải kinh. "Quỉ thần kinh" ở đây muốn tỏ rõ là đòn quay lại đâm phản công quá bất ngờ)
- "Đê đầu tiềm thọ, lai phụng tấn": Nhảy lui về, hụp xuống, cúi thấp đầu (đê đầu tiềm thọ) tránh đòn chém ngang của địch thủ rồi tiến lên lại, trườn tới tấn công ngay (lai phụng tấn)
- "Trảm, phạt, trung bình, tọa ngưu canh": Chém ngang cổ (trảm), chém dưới chân (phạt), trụ vững (trung bình), ngồi xuống đẩy đao lên đỡ binh khí đối thủ như tư thế của con trâu cày ruộng (tọa ngưu canh)
- "Long thăng, hổ giáng, loang xa sát": Chém vớt lên nhiều lần rồi đẩy thân đao lên quá đầu (Long thăng) để đẩy binh khí của đối thủ lên cao, làm đối thủ bị hở hạ bộ, loang đao nhiều lần rồi nhảy lên, xuống tấn đè cả thân đao xuống (Hổ giáng) để đè binh khí của đối thủ, làm đối thủ hở thượng bộ, hai bàn tay nhập về chuôi cán đao và quay đao vòng quanh thân (Loang xa) rồi trườn tới chém thấp ngang chân ngựa (Sát).
- "Tiềm tàng ẩn phục điểu kiên thanh": Nhảy lui về hướng sau và ngồi thấp xuống, nấp dưới thân đao (ẩn phục), giấu mình (tiềm tàng) đợi đối thủ tiến tới thì phản công.
- "Lạc mã bàng phi, lai cấp thích": Chém vớt lên rồi nhảy lên đá (Lạc mã bàng phi), khi vừa hạ chân xuống đất thì lập tức xoay người tiến lên đâm ngang yết hầu đối thủ (Lai cấp thích).
- "Tứ trung bình tọa, phục sanh môn": Loang đao, tiến lên rồi quỳ xuống (Trung bình tọa) chém ngang chân ngựa, cả 4 hướng. Cuối cùng trở về hướng tiền là hướng ban đầu, mài đao, tra đao vào vỏ và bái Tổ.
Khi dạy bài Siêu Ông cho tôi, thầy Hồ Phước dặn kỹ nhiều lần là "Khi loang thì phải loang bằng sống và khi vớt thì phải vớt bằng lưỡi". Thầy giải thích: Khi loang đao, sống của lưỡi đao hướng xuống để gạt binh khí của đối phương mà lưỡi đao của mình không bị "mẻ" và khi chém vớt lên thì lưỡi đao hướng lên trên để phát huy tác dụng sát thủ của siêu đao.
Về vấn đề này (loang bằng sống, vớt bằng lưỡi), lão võ sư Nguyễn Bầu hiện nay đã thọ trên 90 tuổi và đang sống tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, còn cho biết thêm: Loang đao bằng sống và vớt đao bằng lưỡi để lưỡi đao không chém đứt đuôi ngựa mà người vũ lộng cây siêu đao đang ngồi trên lưng ./.
                                                                   * TXM
 

Sản phẩm này không có hình ảnh khác
Số ký tự được gõ là 250

Sản phẩm cùng loại

 
nơi dạy võ cổ truyền quận tân bình.quân tân phu

nơi dạy võ cổ truyền quận tân bình.quân tân phu

Lứa tuổi thanh thiếu niên, các em đang trong giai đoạn thay đổi về tâm sinh lý nên vô cùng nhạy cảm rất dễ rơi vào khủng hoảng và cám dỗ trước thói hư tật xấu của xã hội như: game, nhậu nhẹt, đánh...

Học Võ có tốt cho sức khoẻ không

Học Võ có tốt cho sức khoẻ không

Clb Võ Thuật Bằng Long Hải Phone; 098.651.2303__0937.620.682 Website; dangkyhocvo.com Mail; dangkyhocvo@gmail. com

Tân phú học võ ở đâu

Tân phú học võ ở đâu

Cánh chim non của làng võ cổ truyền Tân Phú

Cánh chim non của làng võ cổ truyền Tân Phú

clb võ thuật dành cho người lớn

clb võ thuật dành cho người lớn

Bằng Long Linh
0986 512 303
Tư Vấn& Đăng Ký
0937 620 682