Giá: ~280 000 / 1 cây
Độc lư thương là một bài võ cổ truyền mà người ta thường gọi là bài thương (tức dùng dụng cụ là giáo) để luyện tập. Độc lư thương được Liên đoàn võ thuật Việt Nam chọn lựa đưa vào hệ thống 10 bài quốc võ Việt Nam từ những năm đầu thế kỉ XXI. Độc lư thương là bài võ tiêu biểu cho truyền thống yêu nước và giữ nước của dân tộc ta.
Theo lời kể của các lão võ sư, Võ sư, Huấn luyện viên ở vùng Tây Sơn Thượng Đạo (nay là An Khê – Gia Lai), khi dựng cờ khởi nghĩa lập căn cứ địa, chiêu mộ anh hùng hào kiệt bốn phương, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã biên soạn và cho tướng sĩ tập luyện bài “Độc Lư Thương” vào khoảng năm 1770.
Độc Lư Thương có một ngụ ý sâu xa mà không phải ai cũng biết được đó là ý nghĩa tượng trưng cho sự đoàn kết của ba anh em nhà Tây Sơn hội tụ đứng lên dựng cờ khởi nghĩa, vững chắc trong thế ba chân của chiếc lư hương. Độc lư còn có nghĩa tôn thờ một chủ, quyết tâm đồng lòng ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn của nhân dân.
Clip biểu diễn độc lư thương :
Đặc điểm chính của Độc lư thương là mô phỏng hoàn hảo theo thần thái của chiếc độc lư ba chân cắm cây hương trên các bệ thờ, bài thương thể hiện sự vững chắc liền lạc và kín đáo khi phòng thủ, thần tốc và bất ngờ khi tấn công. Đòn thế của bài liên hoàn hỗ trợ nhau, biểu hiện sự kết hợp hài hòa của binh khí là cây trường thương trong tay người thi triển các đòn thế với thập tam pháp: thủ pháp, nhãn phàp, thân pháp, yêu pháp, bộ pháp, thức pháp, đảm pháp, khí pháp, thần pháp, kình pháp, cước pháp, thế pháp, tâm pháp. Bởi vậy, uy lực của bài chỉ thực sự được phát huy tại những địa thế rộng rãi, nơi chiến địa, và tỏ ra hiệu quả trong quân đội Tây Sơn khi đánh trên lưng ngựa, trên thuyền hay dưới đất
Binh khí chủ yếu là cây trường thương sắc bén, thẳng tắp. Tác dụng của bài thương là để rèn luyện sức khỏe, nâng cao tư duy võ thuật chứ không phải là miếng võ mang tính chất tấn công.
PHAN THƯƠNG
Lứa tuổi thanh thiếu niên, các em đang trong giai đoạn thay đổi về tâm sinh lý nên vô cùng nhạy cảm rất dễ rơi vào khủng hoảng và cám dỗ trước thói hư tật xấu của xã hội như: game, nhậu nhẹt, đánh...