Khoảng giữa thế kỷ trước (thế kỷ XX), có nhiều người xa quê, trong số những người trên đất khách có võ sư Nguyễn Đức Mộc, đi hết cuộc đời mình mang theo hoài bão Võ thuật cổ truyền Việt Nam, từ thời trai trẻ đến lúc trút hơi thở cuối cùng ở xứ người và ước mong được trở về nơi chôn nhau cắt rốn dù với lọ tro than nguội lạnh của xác thân.
Võ sư Nguyễn Đức Mộc, sinh năm 1913, nguyên quán Bắc Ninh, Việt Nam. Những năm đầu đời, khi lên sáu, ông tập luyện võ thuật theo dòng tộc với chính thân phụ và cậu ruột của mình. Mười năm sau cơ duyên đưa ông đến với võ sư Thiếu Lâm là Hoàng Hoa Ba, từ Mã Dương Cương, Trung Quốc và tập luyện gần 10 năm. Sau đó, năm 1939 ông sang Pháp, ở tuổi 26, trải dài bước chân mình nhiều nơi, vừa làm việc vừa tìm tòi nghiên cứu, đúc kết thành sở học võ thuật của riêng mình.
Sau những năm sống ở Pháp và Châu Phi, đến năm 1945 (1947?) võ sư Nguyễn Đức Mộc thành lập môn phái Sơn Long Quyền Thuật, là môn phái Võ Việt Nam tại Pháp (Sơn là núi, Long là rồng, gợi nhớ quê hương Bắc Ninh có xã Hoàn Sơn, Huyện Tiên Du), tiếp đó, khi môn phái đã phát triển vững mạnh, ông chính thức thành lập Liên đoàn Quốc Tế Võ Việt Nam (La Fédération Internationale de Vo Vietnam - International Federation of Vo Vietnam) với sự giúp sức của nhiều đại đệ tử người bản xứ. Sơn Long Quyền Thuật chọn màu nâu làm màu võ phục, ý nghĩa về nguồn dân tộc Việt Nam.
Ông truyền dạy Võ cổ truyền Việt Nam, chú trọng vào những bài bản truyền thống cho nhiều thê hệ môn sinh hải ngoại, tạo được nền móng vững chắc sánh vai cùng nhiều môn võ nước ngoài khác trên đất Pháp.
Năm 1989, võ sư Nguyễn Đức Mộc trở về thăm quê hương Việt Nam cùng 23 người học trò lớn. Sơn Long Quyền Thuật biểu diễn nhiều nơi trên đất nước; tham dự Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam tại Quy Nhơn, Bình Định lần thứ nhất năm 2006 và thứ hai năm 2008. Năm 1990 và một vài năm sau đó, nữ võ sư Thu Vân và võ sư Đinh Văn Tuấn sang Pháp giúp huấn luyện những kỹ thuật, các bài thảo bộ, thảo binh khí đao, côn, kiếm... Võ thuật cổ truyền Việt Nam cho Sơn Long Quyền Thuật; một vài năm gần đây có võ sư Nguyễn Văn Cảnh tiếp tục hướng dẫn. Đến nay, ngoài Pháp, Sơn Long Quyền Thuật đã phát triển rộng đến các nước Thuỵ Sĩ, Ý, Áo, Hoa Kỳ, Algérie, Canada, Lybia, Bỉ, Tahiti…với hàng ngàn môn sinh theo học.
Cũng như những môn phái võ khác, ngoài giáo trình huấn luyện chuyên môn kỹ thuật, tăng cường sức khoẻ và khả năng tự vệ chiến đấu; Sơn Long Quyền Thuật còn chú trọng dạy cho môn sinh tinh thần võ đạo Việt Nam. Rồi một quy luật bất biến, sinh tử vô thường cũng đến, ngày 5 tháng 5 năm 2009 võ sư Nguyễn Đức Mộc từ giã cõi trần đi vào vùng trời miên viễn, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho môn phái, học trò và võ lâm đồng đạo. Sau khi võ sư Nguyễn Đức Mộc qua đời, võ sư Olivier Barbey, đại đệ tử Sơn Long Quyền Thuật kế nghiệp điều hành môn phái.
Theo di nguyện của võ sư Nguyễn Đức Mộc, ngày 20 tháng 7 năm 2009, võ sư Olivier Barbey cùng 100 môn sinh, đưa tro cốt của thầy từ Pháp về an táng tại Bắc Ninh, Việt Nam. Ngày võ sư Nguyễn Đức Mộc qua đời, Ban chấp hành Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đã có lời chia buồn cùng tang quyến và môn phái Sơn Long Quyền Thuật cùng nén tâm hương nguyện cầu linh hồn thầy mãi mãi bình an.
nền móng, cổ truyền, cơ duyên, sơn long, quê hương, tiên du, môn sinh, liên hoan, quy nhơn, tâm hương
Lịch sử môn phái. Võ sư chưởng môn Phạm Văn Bằng Võ sư Phạm Văn Bằng sinh tại Thành phố Hải Phòng. Năm 1965 Anh đi sang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc học nghề góm sứ. Nhờ có cơ duyên may mắn, anh gặp được lão tiền bối là người thầy đang dạy ở một võ đường thuộc môn phái...
Ý kiến bạn đọc