1.Võ Lâm Là Gì ?
Nói một cách nôm na “ VÕ LÂM ” là một cây đại thụ mà những môn phái khác như thể cành, nhánh, lá, chồi.
Hiểu biết một cách chi tiết hơn, thì Võ Lâm là một môn quyền tay đầy đủ nhất, từ cổ chí kim chưa có môn võ nào sánh kịp nó. Nó là hột kim cương đã được hun đúc lâu đời, nên không còn một chỗ nào có thể phê bình được. Nó là cái áo giáp của Phật Gia ngày xưa dùng che thân trên đường hành đạo. Nó cũng là bộ mặt của thiền môn, dùng hun đúc chí khí, sức khỏe cho tăng nhân. Nó cũng là màu mè để dẫn dụ chúng sinh lúc mở đầu. Vì thông thường các thiền sư đến đâu cũng dạy võ, sau xét tình ý từng người, rồi mới thu nhận làm môn đệ.
“ VÕ LÂM ” là môn võ chiến đấu ngoại hạng, dùng đủ mọi đòn ác hiểm, dung hợp đủ cương nhu trong mỗi đòn thế, khắc chế tất cả ngoại môn. “ VÕ LÂM ” đòn không thiếu lại không thừa. Khi tung đòn là đủ áp chế đối thủ, nhẹ thì bị thương tích, nặng thì mạng vong. Vì thế Võ Lâm không thể coi là môn võ tập chơi như các môn võ sinh sau đẻ muộn khác. “ VÕ LÂM ” được chế tạo bởi những thiền sư thông sáng hơn đời, vì thế mà trải qua mấy nghìn năm, cả hai phe phái “Hắc-Bạch” dù nảy sinh trăm vạn anh hùng vẫn không có thể cải cách được. Mà tất cả đều phải học qua chương trình Võ Lâm, để rồi sau mới chế biến thêm đủ thứ bài bản. Đại để Võ Lâm là như vậy.
Trong Võ giới người ta thường nghe nói đến tên các môn võ như: “ Võ Lâm- Võ Kinh- Võ Vườn- Võ Nghệ ” vì sao lại có những tên gọi này ?trước hết ta hãy tìm hiểu về những điều sau:
VÕ LÂM: Là một môn võ có xuất xứ từ phương bắc, các động tác của môn võ được phóng tác theo lối chiến đấu của mãnh thú trong rừng, đòn thế trong Võ Lâm rất ác hiểm, lối dụng võ lại đơn giản, thực dụng, chú trọng nhiều tới hiệu quả thực tiễn, ít chú trọng tới sự hoa mỹ bên ngoài.Cho nên từ xưa tới nay, các cao thủ của giang hồ, hai đạo “Hắc – Bạch” đều tìm luyện môn võ này, rồi sau mới tùy nghi chế biến thành các bài bản khác.
VÕ KINH: Là thứ võ thường được giáo luyện cho các Tướng sĩ trong các triều đại phong kiến, áp dụng trong thi cử, và dùng chiến đấu trong quân đội triều đình phong kiến, môn võ này nặng về hình thức binh pháp chiến đấu, trận pháp… cùng những chiến thuật , chiến lược. chứ không thuần túy là môn võ rèn luyện cá nhân. Ngày nay, thời đại văn minh, khoa học phát triền mạnh, nên môn võ này không còn phù hợp với thực tế, mà chỉ còn được nghiên cứu trong chuyên ngành quân sự, văn hóa, khảo cổ…
VÕ VƯỜN: Là môn võ phát triển nhiều ở các địa phương, nhất là vùng miệt vườn miền nam, môn võ này cũng có nguồn gốc từ Võ Lâm, nhưng sau được cải biên, biến chế cách tân, cho phù hợp với điều kiện dân cư địa phương… Cho nên nó đã không còn nguyên trạng, nó mang nặng tính cách địaphương, và dáng dấp của những người đi khai phá. Các môn võ như: Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà, Mười tám thôn vườn trầu, Thất Sơn (vùng bẩy núi An Giang)… đều thuộc môn võ vườn.
VÕ NGHỆ: Là môn võ, có nguồn gốc từ các môn võ trên, nó được truyền dạy trong các dòng họ, gia tộc, và mang nặng tính gia truyền, dù các môn võ này có khá nhiều điềm dị biệt, như chuyên luyện về một môn công phu, hoặc kỹ thuật chuyên biệt về một môn trong thập hình quyền, nhưng do khoa học thời đại luôn phát triền, nên không còn phù hợp với thực tế, khó bắt kịp nhịp điệu thời đại, nên cũng dần mai một , ít người biết tới.
VÕ LÂM, được tôn vinh đứng đầu trong bốn thứ võ, bởi tính chiến đấu. Khốc liệt và chiêu thức đòn thế hiểm hóc, cùng những bài bản đa dạng của nó. Ngày nay, nhiều người học VÕ LÂM mà không hiểu biết được điều này thì thật đáng tiếc, và những người như vậy có thể được coi là hậu duệ Võ Lâm không? câu trả lời duy nhất là: “chỉ có chuyên cần tập luyện! luyện tập không ngừng! làm theo đúng những điều được chỉ dạy! tuân thủ mọi giới ước võ Lâm”. Thì VÕ LÂM vẫn là Võ Lâm vậy. http://dangkyhocvo.com/
nguồn ; võ sư lý băng sơn
tìm hiểu, môn phái, như thể, hiểu biết, chi tiết, đầy đủ, kim cương, hun đúc, lâu đời, có thể, phê bình, áo giáp, ngày xưa, bộ mặt, thiền môn, chí khí, sức khỏe, màu mè, chúng sinh, mở đầu, thông thường
Lịch sử môn phái. Võ sư chưởng môn Phạm Văn Bằng Võ sư Phạm Văn Bằng sinh tại Thành phố Hải Phòng. Năm 1965 Anh đi sang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc học nghề góm sứ. Nhờ có cơ duyên may mắn, anh gặp được lão tiền bối là người thầy đang dạy ở một võ đường thuộc môn phái...
Ý kiến bạn đọc