NÉT SON LÀNG VÕ CỔ TRUYỀN TP.HCM

Đăng lúc: Thứ bảy - 14/02/2015 18:19 - Người đăng bài viết: em yêu võ thuật

NÉT SON LÀNG VÕ CỔ TRUYỀN TP.HCM

Võ thuật Cổ truyền của Việt Nam luôn luôn gắn liền với cuộc sống và đi theo suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Tuy có lúc thăng, lúc trầm nhưng nó đã tồn tại và thấm sâu vào máu thịt, vào lý tưởng, vào hành động của mọi người, là một mảng văn hóa tinh thần đầy tự hòa của nhiều thế hệ người Việt Nam.


Lịch sử đã ghi chép, chứng minh biết bao gương hy sinh dũng cảm đã nêu cao tinh thần thượng võ, biết vận dụng tài năng, trí tuệ, đạo đức. Thông qua lao động cần cù, sáng tạo,mưu sinh thoát hiểm chống lại thú dữ, thiên tai, địch họa. Cùng với sự bảo tồn và phát triển, những động tác luyện tập, các công cụ sử dụng đã tạo nên những bài võ đích thực và dần hoàn chỉnh theo thời gian. Và cũng từ đó xây dựng môn Võ thành triết lý sống cho dân tộc mình.


Soi rọi vào công lao, trí tuệ của tiền nhân chúng ta thấy chạnh lòng và vô cùng cảm phục, để tiếp bước các thế hệ hiện tại và sau này phải gìn giữ phát huy, tài bồi cho nền vọ học nước nhà thêm cường thịnh vì mỗi dân tộc trên thế giới đều có những bản sắc, đặc thù của dân tộc mình, trong đó có những môn truyền thống gắn liền với lịch sử, với lao động học tập, với văn hóa lâu đời.


Dân tộc ta, đất nước ta, trải qua các thời kỳ giữ nước và dựng nước, môn Võ thuật Cổ truyền đã có quá trình hình thành, phát triển, được các thế hệ tiếp tục truyền bá. Nó là món ăn tinh thần, là giấc ngủ yên bình, là sự sống còn, là sự cảm thông chia sẻ thì hiển nhiên là của quốc gia dân tộc, không có gì luận bàn mà phải trân trọng bảo lưu với niềm tự hào đầy kiêu hãnh. Có điều vốn quý phải được mài dũa như thế nào? Sử dụng vào thời điềm nào là thích hợp để có hiệu quả cao nhất. Dân tộc ta vốn sống có hiếu đạo, làm việc trượng nghĩa, càng thấm nhuần đạo lý: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Do vậy, Võ thuật Cổ truyền Việt Nam chính là của  người Việt Nam.
Những  ngày đầu đất nước thống nhất, mọi hoạt động võ thuật dường như rơi vào sự im lặng, nhưng thực tế luôn sục sôi với khí thế mới ở Thành Phố Hồ Chí Minh đã có những hoạt động mang tính tập hợp lại như: Tham gia hội diễn, huấn luyện nhiều môn võ trong cùng một câu lạc bộ. Các phòng  Văn Hóa Thông Tin và các Trung tâm bước đầu có sự quản lý chặt chẽ có kế hoạch phổ cập cơ bản, đã có bộ môn theo dõi các hoạt động và hướng dẫn phong trào.
Đến năm 1987, Tổng Cục Thể Dục Thể Thao cho phép các môn Võ hoạt động chính thức. Ban Chuyên Môn ra đời tập hợp được nhiều dòng võ, nhiều võ phái tham gia các lợp học chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức, giới thiệu đường lối chủ trương chung của ngành Thể Dục Thể Thao và đặc thù của từng môn phái được giới thiệu sâu rộng. Các cuộc hội diễn toàn Thành được tổ chức, các Võ phái hăng say tập luyện, biểu diễn, thi tài đã cống hiến cho quần chúng những nét đẹp Võ thuật bởi sự ganh đua có tổ chức, có mục đích là đáp ứng yêu cầu hưởng thụ của nhân dân. Có lẽ chưa bao giờ tâm tư giới Võ mở rộng và mong muốn có những hoạt động mang tính đặc thù, có sự đoàn kết nhất trí cao như trong giai đoạn này, họ có rất nhiều kỳ vọng ước mơ nhưng tựu trung phải có được hệ thống huấn luyện thống nhất, có quy chế hoạt động chuyên môn, có tổ chức vững mạnh nhằm xây dựng chương trình kế hoạch và định hướng bảo lưu, truyền bá- phát triển rộng rãi nhằm nâng tầm nền Võ học tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc.


Từ những thực tế đó, năm 1989 Hội Võ Cổ Truyền Thành phố, các Chi Hội ở Quận, Huyện và Ban ngành được thành lập. Ban Biên soạn đã tham khảo ý kiến các vị Võ Sư lão thành, các Nhà học giả và dựa theo cấp, lớp của ngành Giáo dục văn hóa để đưa ra một hệ thống đai đẳng từ sơ cấp đến cao cấp bao gồm:
-    18 cấp.
-    5 màu đai: Đen (Huyền đai), Xanh (Thanh đai), Đỏ (Hồng đai), Vàng (Hoàng Đai), Trắng (Bạch đai).
-    5 Bậc: Bậc học viên, Bậc Hướng dẫn viên, Bậc Huấn luyện viên sơ cấp, Bậc Huấn luyện viên trung cấp, Bậc Huấn luyện viên cao cấp.


Bên cạnh đó, một chương trình huấn luyện thống nhất được Hội đồng Võ sư Thành phố tuyển chọn, giới thiệu những bài võ có đầy đủ lý luận cơ bản, có quá trình tập luyện lâu năm, có nhiều dòng võ biết đến, áp dụng được cho tất cả các môn sinh theo học võ thuật Cổ Truyển ở hiện tại và là tư liệu quan trọng cho sau này.
Quy chế chuyên môn biên soạn cho phù hợp với mục đích yêu cầu để giúp cho việc quản lý nhân sự, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận được xuyên suốt trong hệ thống huấn luyện, quản lý cá hoạt động và nghiên cứu ứng dụng cho các cấp theo trình tự từ thấp đến cao.
Luật thi đấu được nghiên cứu biên soạn. Nhờ vậy, các cuộc thi đấu hàng năm được tổ chức rất sôi nổi, Luật cũng được sửa đổi, bổ sung ngày càng phù hợp hơn.
Giáo trình Huấn luyện Thống nhất cùng với các bài Võ Quy định là cơ sở cho các Võ phái tham khảo, ứng dụng trong việc biên soạn Giáo án, kế hoạch huấn luyện và nghiên cứu khoa học.


Các lớp học về Y Học Cổ Truyền, Y học Dưỡng Sinh đã trang bị được các kỹ năng sơ cứu, các bài tập tăng cường sức khỏe cho tất cả Võ sư, Huấn luyện viên và môn sinh.
Về quan hệ quốc tế, một số chuyên gia được cử đi huấn luyện ở một số nước trên thế giới, cho đến nay vẫn tiếp tục truyền bá Võ thuật Cổ Truyền Việt Nam, đồng thời tạo được mối quan hệ giao lưu tốt giữa giới Võ trong nước và nước ngoài. Các vận động viên xuất sắc được cư đi biểu diễn nhiều nơi trong nước và tham dự các kỳ đại hội võ thuật truyền thống thế giới. Đây là dịp giới thiệu một nền võ học dân tộc. gắn liền với bản sắc văn hóa tốt đẹp có truyền thống, lịch sử lâu đời và bền vững.
Đến năm 1991, Liên đoàn Võ thuật Cổ Truyền Việt Nam ra đời, đây là một thời điểm quan trọng để đánh giá, rút kinh nghiệm tổng kết các hoạt động Võ thuật tại các tỉnh, Thành phố nhằm đóng góp cho Liên đoàn những thành tựu cơ bản để làm cơ sở cho Liên đoàn nghiên cứu lập kế hoạch, xây dựng chuyên môn trên phạm vi cả nước, trong đó có sự đóng góp rất lớn của Hội Võ Cổ Truyền Thành Phố Hồ Chí Minh.


Thành Phố Hồ Chính Minh- là một thành phố lớn của cả nước, có nhiều dòng võ hoạt động rất sôi nổi, trong đó có những dòng Võ đã làm rạng danh nền Võ học nước nhà. Giải Quốc tế Võ Cổ Truyền Việt Nam lần thứ I- năm 2008, lần thứ II- năm 2010 và năm 2012 là lần thứ III, năm 2014 là lần thứ IV. Cũng trong năm 2014, Liên đoàn Võ Cổ Truyền TP.HCM được thành lập, đánh dấu một bước phát triển lớn của làng Võ Cổ Truyền tại Thành Phố mang tên Bác, vùng đất hội tụ văn hóa- Võ thuật của cả nước.

TÁC GIẢ: : LÊ KIM HÒA

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Giới thiệu chung

Ý NGHĨA PHÙ HIỆU MÔN PHÁI THIẾU LÂM BẰNG LONG HẢI

TỰ GIỚI THIỆU Ý NGHĨA PHÙ HIỆU MÔN PHÁI THIẾU LÂM BẰNG LONG HẢI  I. Võ phái Thiếu Lâm Việt Nam tại Sài Gòn Thiếu Lâm là môn võ cổ truyền của Trung Quốc đã có hàng nghìn năm, theo thời gian được truyền bá khắp bên ngoài đất nước Trung Hoa, trong đó có Việt Nam. Cái bóng của cây đại...

Bằng Long Linh
0986 512 303
Tư Vấn& Đăng Ký
0937 620 682