Đăng ký học võ NHẤT NAM tại VINH ( Nghệ An)

Đăng ký học võ NHẤT NAM  tại VINH ( Nghệ An)
Võ Nhất Nam là môn võ có nguồn gốc ở Việt Nam[cần dẫn nguồn]. Trước đây chỉ tồn tại dưới các dạng gia phái hoặc trong cộng đồng làng xã. Có người cho rằng cái gốc ban đầu của Nhất Nam là võ Hét, hoặc võ Héc, của vùng châu Hoan, châu Ái xa xưa mà sau này là xứ Thanh, xứ Nghệ (hay Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay). Trong số Tạo sĩ, Tạo toát thời Lê Trung Hưng, rất nhiều người quê ở các huyện Quảng Xương, Đông Sơn, Hoàng Hóa, nhất là các huyện Kỳ Hoa, Tống Sơn và Thạch Hà của vùng Thanh-Nghệ, trong số đó nổi bật lên các họ Vũ Tá, Nguyễn Đình, Ngô Phúc, Phạm Phúc, Văn Đình...
VÕ ĐƯỜNG NHẤT NAM VINH
CHIÊU SINH VÕ THUẬT
 
1-CLB NHẤT NAMTRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH NGHỆ AN
   Số 36 Nguyễn Đức Cảnh,
Lịch tập: từ 17h 45 - 19h 15' tối thứ 2-4-6 và 3-5-CN hàng tuần.
KHAI GIẢNG:  Vào lúc 19h45' Ngày 29 / 05/ 2017.

2- CLB NHẤT NAM HỒ GOONG - COOBG - Công viên Nguyễn Tất Thành.
Lịch Tập: 17h45' 19h15'  các tối 3-5- CN hàng tuần.
KHAI GIẢNG : Vào lúc  17h 45' ngày 30/05/2017


-Các thông  tin liên hệ: thầy Võ Sư : Nguyễn Công Minh sđt: 0913.272.189.



 Võ Nhất Nam xuất phát trước hết từ đặc điểm của 
người Việt là tầm vóc nhỏ bé, mà trong thời gian dài lịch sử lại phải thường xuyên đối đầu với người phương Bắc thể lực to khỏe và quyết chí cao do đó khó có thể đương lực ngang bằng theo lối đối đòn và trả miếng bằng sức mạnh cơ bắp. Muốn thắng phải tìm ra thế mạnh riêng. Xuất phát từ thể chất không cứng mạnh, võ sinh ta không thể tập theo lối cương cường, mà tập trung vào luyện công và môn công để khắc chế võ Tàu, cụ thể là tập nhiều về tránh né sao cho thật thuần thục để những đòn đánh của đối phương đều không đến được đích, rồi chọn cơ hội tấn công vào đúng điểm hở, điểm yếu của đối phương mà dứt điểm. Nói như các võ sư võ Héc là: "học đạt cái tinh để chế cái nhiều, cái tĩnh để chế cái động, cái đột để phá cái ì, cái cong để chống cái cứng, cái thẳng để chống cái vòng..." (trích sách Nhất Nam căn bản tập 1, nhà xuất bản TDTT Hà nội năm 1988) tất cả đều phải đạt độ quyền biến, tới mức thần quyền.




Phương châm của võ Nhất Nam là né tránh, đánh nhanh, điểm đặt đòn chính xác, đúng chỗ hiểm, có hiệu quả cao. Do đó về võ thuật phải luyện thân pháp cực kỳ mau lẹ để luồn tránh được đòn của đối phương, còn về tấn pháp tập trung vào các thế tấn thật cơ động, biến ảo cao. Để đánh điểm huyệt đối phương và chữa chạy cho mình hữu hiệu nhất, võ Nhất Nam nghiên cứu kỹ hệ thống các huyệt trên cơ thể người và những bài thuốc lấy từ cây cỏ và những con thú sẵn có ở địa phương.
















Các võ sinh Nhất Nam được tập tinh thông thập bát ban võ nghệ, tức là ngoài quyền cước, võ sinh còn biết sử dụng thành thạo 17 loại vũ khí nữa. Quyền của Nhất Nam có 32 bài cơ bản, lại thêm 42 bài bổ trợ. Xuất phát của quyền theo quan niệm: "Biến tạo của trời đất có tất cả, từ cao đến thấp, chim muông, hoa lá, vạn vật, côn trùng... theo chúng kiến tạo, thêm cái hay để bảo tồn một giống hay nhiều giống. Trên đến chí cương, dưới đến chí âmkhắc nhu khắc cương, đấy là đạo của quyền". Điều đó có nghĩa là: Nhất Nam với mọi vật phỏng theo muôn vật, nghiền ngẫm để rút ra cái hay, cái đẹp, cái cứng, cái dẻo, cái biến hóa của muôn vật mà chế thành quyền[cần dẫn nguồn]. Bài quyền một chuỗi động tác, có thế công, thế thủ nhưng không chỉ là thế, là dũng mà phải là cái biến, cái khoáng đạt, tùy lúc. Nhất Nam bên cạnh những bài quyền chiến đấu, còn có những bài quyền dưỡng sinh chữa bệnh và những bài quyền nhập định nhằm tu dưỡng nhân cánh con người. Trong quyền, Nhất Nam tập đá nhiều, nhưng những đòn yểm trợ bằng tay vẫn được chủ yếu sử dụng và đạt hiệu quả cao, trong đó nổi bật lên 2 thế: tay xà và tay trảo. Tay xà là một thế mô phỏng động tác quăng, quật, luồn, cuộn của các loài trăn vốn rất phổ biến ở vùng Thanh-Nghệ, nó có độ nẩy, độ xiết, độ mở và độ uốn lượn rất linh hoạt. Tay trảo là thế đánh của tay chĩa ngang ngón cái như cựa gà chọi, còn các ngón kia khép lại chĩa thẳng thành mũi xỉa vào các huyệt của đối phương, thể hiện lối võ lấy yếu thắng mạnh, lấy nhẹ đánh nặng. Đặc biệt các bài Ma quyền, Ảo quyền, Hoa quyền đã kết tinh những kỳ bí của võ Nhất Nam.


Về võ binh khí, Nhất Nam coi binh khí là phương tiện "nối" cho tay thêm dài, thêm sắc, thêm cứng, thêm dẻo và linh hoạt, nên đã từ thế thức trong các bài quyền mà sáng tạo ra những bài võ binh khí như Ma kiếm, Hoa kiếm, Vũ Chân kiếm... Nhất Nam ưa sử dụng loại gậy tre đặc hoặc gỗ cứng, nặng các cỡ khác nhau, các bài Lôi côn, Thiết côn, Vân Vũ côn gồm nhiều thế đánh khác nhau, kết hợp nhuần nhuyễn giữ công và thủ. Hiện nay, về vũ khí có 9 bài côn, 9 bài kiếm, 7 bài rìu, 3 bài chạc ba, 5 bài thương, 1 bài song nguyệt, 2 bài đoản thiên mộc, 3 bài câu liêm cán ngắn (đánh kèm với lá mộc), 1 bài đánh bằng dây lưng, đặc biệt có cả bài đánh bằng dải lụa được gọi là Nhung thuật.

Binh khí của Nhất Nam cũng rất đặc sắc. Côn có tới 4 cỡ với độ dài bằng cánh tay, cao ngang mày, cao 1 đầu 1 gang tay và cao một đầu một với tay. Mộc bằng gỗ ken mây, bọc nhiều lớp da sống. Hai bên thân mộc còn lắp thêm 2 cái để khi đánh có thể xòe ra thành một lớn hoặc có thể gấp lại để che hai phía của thân mộc. Cây chạc ba như cây chạc ba đâm cá, có thể vừa đâm vừa ngoặc. Câu câu liêm là biến tướng của cây rựa đi rừng. Kiếm có sống và lưỡi, cong từ đoạn 2/3 ra mũi. Song nguyệt như cái liềm lưỡi sắt, hai đầu nhọn hoắt, một cặp nguyệt như bốn con dao vừa đâm vừa chém. Bài nhung thuật đánh bằng dải lụa dài 1-3 mét, đầu buộc vật nặng, cứng dùng để điểm, trói đối phương và quấn, giật vũ khí đối phương, có thể dấu kín nên dễ đánh bất ngờ.

Võ Nhất Nam xưa có 12 đẳng ứng với 12 vạch, nhưng nay thất truyền chỉ còn 9 đẳng ở môn công thuộc đủ các bài quyền thuật, binh khí, ám khíxoa bópchâm cứudưỡng sinh. Trang phục của võ sinh Nhất Nam theo lối võ cổ truyền: đầu chít khăn, mình trần, đóng khố. Các tài liệu tham khảo được phổ biến rộng rãi của võ Nhất nam hiện nay là hai cuốn Nhất nam căn bản do đích thân võ sư Ngô Xuân Bính biên soạn và trình bày.

Tác giả bài viết: bang long linh