Võ Tự Vệ nên Hiểu như thế nào?

Võ Tự Vệ nên Hiểu như thế nào?

Võ Tự Vệ nên Hiểu như thế nào?

Võ Tự Vệ chắc ai cũng từng nghe qua, nhưng nguồn gốc có từ đâu, tại sao lại có tên là võ tự vệ?

1. Giải thích từ ngữ :

Tự: Có nguồn gốc Hán Việt, “Tự” là tự mình, tự chính bản thân mình; là tự do, tự làm theo ý muốn của mình, không kể gì đến xung quanh; không bị ràng buộc, hạn chế, thúc ép từ bất cứ phía nào; tự do còn là quyền được hoạt động trong phạm vi qui định của pháp luật.

 Vệ: là giữ gìn, bảo quản không để cho mất mát hư hao, không để gây ra thiệt hại…

 Tự vệ: Theo Tự điển tiếng Việt (NXB Thanh Niên) “tự vệ” là cụm động từ chỉ việc tự che chở, tự bảo vệ mình chống lại sự xâm phạm của kẻ khác.

      Như vậy, “tự vệ” có nghĩa là tự bảo vệ, tự giữ gìn (bảo vệ mình, bảo vệ an toàn cho các mục tiêu…). Đấy là hiểu một cách nôm na theo quan niệm của Á Đông. Hiểu theo kiểu Mĩ, “tự vệ” không những là phải tự mình bảo vệ, tự mình gìn giữ không để cho kẻ khác tấn công, xâm phạm đến mình, mà còn phải chủ động phòng ngừa, chủ động đấu tranh (bảo vệ từ xa) tức là trong “tự vệ” phải chủ động phát hiện (âm mưu, ý đồ, hành vi, thủ đoạn, phương thức xâm phạm…), chủ động ngăn chặn và kiên quyết đấu tranh nhằm đập tan các âm mưu, ý đồ; các phương thức, thủ đoạn; các hành vi xâm phạm mình, xâm phạm đến mục tiêu mà mình cần bảo vệ.

Ví dụ: để “tự bảo vệ mình”, nước Mỹ không những đã thắt chặt công tác quản lý, tăng cường các biện pháp an ninh trong nước (anh ninh nội địa) mà còn tuyên bố sẽ đánh “phủ đầu” ở bất cứ đâu (trên thế giới) nhằm ngăn chặn các nguy cơ đe dọa đến “an ninh của nước Mỹ”(?!) và trên thực tế, Mỹ đã chủ động phát động chiến tranh đánh phủ đầu, ngăn chặn đối với Irac, vì Mỹ cho rằng Irac là một trong những quốc gia thuộc“trục ác” (không biết Mỹ dựa vào những căn cứ, những tiêu chí nào để ghép tội các nước và cũng không biết Mỹ thuộc vào trục gỉ gì?), có “nguy cơ trực tiếp đe dọa ?!” đến an ninh của Mỹ (!). Đấy, các bạn thấy việc làm trên chính là Mỹ đã chủ động tấn công nhằm tự bảo vệ mình vậy (bảo vệ từ xa ?!).

Như vậy, thuật ngữ “tự vệ” trong võ thuật có nghĩa là bản thân mình phải tự dùng các các chiêu thức (các đòn thế võ thuật đã được học, được trang bị) để tự bảo vệ, tự giữ gìn mình. Mặt khác, tự vệ trong võ thuật cũng được hiểu là phải chủ động phòng ngừa, chủ động phát hiện vàkiên quyết đập tan các “âm mưu, ý đồ”; các hành vi xâm hại của đối phương.

2. Võ tự vệ là gì?:

Về lý thuyết: võ Tự vệ chính là võ Tự do. Là môn võ không bị ràng buộc, bó thúc, không tuân thủ theo bất kỳ một qui tắc nào; là môn võ có lối đánh tự do (vô chiêu vô thức) miễn sao thủ thắng, khuất phục được đối phương nhằm bảo vệ mình, bảo vệ mục tiêu mà mình cần, có nhiệm vụ bảo vệ.

Võ Tự Vệ nên Hiểu như thế nào

Tăng cường khả năng tự vệ bằng cách thường xuyên giao đấu.

Trên thực tế: võ Tự vệ cũng có những nguyên tắc bất di bất dịch. Để học được võ Tự vệ, người võ sinh phải trải qua rất nhiều thử nghiệm khắt khe. Ngoài võ kỹ (kỹ thuật đòn thế), người võ sinh còn phải không ngừng học tập, thường xuyên rèn luyện nâng cao “võ đức”, như:

-         Khiêm nhượng nhân từ

-         Ái quốc ái dân

-         Vệ quốc phòng thân

-         Tôn sư ái hữu

-         Tế nhược phù suy

-         Tôn qui thủ kỷ…

Đối với võ sinh, phải tuyệt đối tuân thủ “Cửu bất khả” (9 điều cấm):

-         Bất khả khinh sư

-         Bất khả vô lễ

-         Bất khả vong nghĩa

-         Bất khả khi nhân, cấm “ ỷ mạnh hiếp yếu”, “ỷ đa hiếp quả”.

-         Bất khả sính cường (không khoe khoang khoác lác)…

Và một võ sinh của võ Tự Vệ cũng không dễ gì lọt qua các cửa ải (để làm những chuyện thị phi), vì các vị sư phụ cũng phải tuân thủ rất nghiêm minh một nguyên tắc đó là “Ngũ bất truyền”:

-         Nhân phẩm bất đoan bất truyền

-         Nhân vô hằng tâm bất truyền

-         Bất tri trân trọng bất truyền

-         Tâm hiểm hảo đấu bất truyền

-         Khinh phù ngoại lộ bất truyền.

Võ Tự Vệ nên Hiểu như thế nào

Chú trọng huấn luyện các kỹ thuật cơ bản

Võ Tự Vệ nên Hiểu như thế nào

Lớp Tự vệ của võ phái Thiều gia tại công viên Gia Định, TP.HCM.

Chú trọng huấn luyện các kỹ thuật cơ bản

 Lớp Tự vệ của võ phái Thiều gia tại công viên Gia Định, TP.HCM.

 

Như vậy, ta thấy võ Tự vệ (cũng được cho là võ Tự do), tự do nhưng như ta thấy nó cũng có những nguyên tắc của nó. “Tự vệ” tưởng là “Tự do” nhưng không phải như vậy. Tự do không có nghĩa là “tự do hoàn toàn” (nếu [tự do] hoàn toàn thì đó là [tự do kiểu Mỹ], kiểu [tự do] của đám thực dân đế quốc [thích đánh ai thì đánh, bất chấp luân thường đạo lý, bất chấp luật pháp quốc tế…], người Á Đông ta gọi đó là kiểu hành xử của đám võ biền [thất phu, vô lại]).

Tóm lại, ta có thể hiểu võ tự vệ là võ tự do. Tuy nhiên,  “tự do” ở đây là tự do trong khuôn khổ: chẳng hạn, để hoàn thành nhiệm vụ của mình, sứ mệnh của mình, trên nguyên tắc thì người võ sĩ có thể dùng bất cứ thủ đoạn nào miễn sao “hoàn thành nhiệm vụ” tức miễn sao thủ thắng… nhưng trên thực tế chúng ta thấy, người Á Đông nói riêng và những nước theo văn hóa Á Đông nói chung không bao giờ có chuyện “Nhờ gió bẻ măng”, không đánh kẻ bệnh hoạn, ức hiếp người già cả, không đánh “cừu nhân” khi họ đang ở thế “cùng đường” hoặc giả lúc họ đang ốm đau bịnh tật, lúc trong nhà đang cư tang… Người Á Đông chúng ta trong khi tỉ võ, tuy không giao ước nhưng không ai đánh xấu, đánh trộm kiểu như “cắn đứt tai” hoặc đánh vào hạ bộ đối thủ bao giờ.

 “Tự do” nhưng vẫn phải tuân thủ theo đúng qui định của pháp luật còn như “tự do dân chủ” theo kiểu thích gì làm nấy, muốn cái gì (bất kể là của ai) thì cứ lấy mà xài hay thích thì dỡ nhà thiên hạ về làm chuồng heo nhà mình…như kiểu Mỹ nói trên thì chắc chắn người Á Đông chúng ta không bao giờ chấp nhận. Đấy chính là tính “nhân văn”, là tinh thần “thượng võ” của các dân tộc Á Đông nói chung và của các bộ môn võ thuật nói riêng./.

 

 


Tác giả bài viết: admin

Nguồn tin: Theo thaicucthieugia.com